PHANH XE MÁY VÀ TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

PHANH XE MÁY VÀ TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT 1

Phanh xe máy hiện nay có 2 loại chính là phanh đĩa và phanh tang trống. Vậy hai loại phanh này có gì khác biệt?

Đa số người tiêu dùng hiện nay đều quan tâm đến dòng xe số hay xe tay ga mà ít khi quan tâm đến các loại phanh xe máy cũng như cách sử dụng phanh xe máy như thế nào sẽ an toàn cho người điều khiển xe máy. 

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày các thông tin liên quan đến các loại phanh xe máy để bạn có thể hình dung rõ hơn về tính năng này của bộ phận này nhé.

1. Phanh đĩa

PHANH XE MÁY VÀ TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT 2

Đây là loại phanh xe máy xuất hiện khá phổ biến ở các dòng xe đời mới. Chủ yếu phanh sẽ được trang bị ở phần bánh trước, nhưng một số dòng xe ở phân khúc cao cấp sẽ được trang bị luôn phanh đĩa cho cả bánh sau, ví dụ như Winner hay Exciter chẳng hạn.

1.1. Cấu tạo  

  • Đĩa phanh

Bộ phận này được gắn trực tiếp lên cụm moay-ơ của bánh xe và xẻ rãnh hoặc đục lỗ để gia tăng sự tản nhiệt với mục đích làm giảm khả năng mài mòn của đĩa phanh và cho độ bền lâu hơn.

  • Kẹp phanh

Kẹp phanh pít-tông được chia làm hai và bắt vít lại. Khi bạn bóp phanh, pít-tông của bộ kẹp sẽ tác động lên má phanh giúp kẹo chặt rô-tơ phanh để làm giảm tốc độ di chuyển của xe. 

  • Má phanh

Má phanh (lá bố) được cấu tạo bằng một tấm đệm với chất liệu thép cùng bề mặt phủ vật liệu ma sát. Phần mặt của má phanh được thiết kế với những rãnh xẻ giúp thoát bụi, cũng như làm giảm nhiệt trong quá trình xe vận hành.  

  • Pít-tông

Phanh đĩa sử dụng pít-tông để tạo lực đẩy cho má phanh. Cùng với đó, phần tay phanh và bàn đạp phanh sẽ được kết nối với pít-tông để đẩy dầu phanh đến heo dầu của xe thông qua bình chứa.  

1.2. Nguyên tắc vận hành

Khi người lái bóp hanh xe máy sau hoặc đạp vào bàn đạp phanh, áp suất dầu trong đường ống dầu và xi lanh của bánh xe tăng lên, đẩy piston và má phanh ép vào đĩa phanh. Khi đó, lực ma sát giữa má phanh, đĩa phanh và moay-ơ sẽ làm bánh xe giảm tốc độ và xe sẽ dừng lại.

Nhìn chung, phanh đĩa có lực phanh tốt, do đó, phanh đĩa được trang bị trên những dòng xe có dung tích xy-lanh lớn hoặc những dòng xe đời mới hiện nay.

Phanh đĩa sở hữu hiệu suất phanh tốt, khả năng giảm tốc và dừng xe cao hơn hẳn so với phanh tang trống bởi lực ma sát lớn hơn. Một điểm tiện lợi nữa là chúng dễ vệ sinh, bảo dưỡng hơn so với phanh tang trống. 

Và đi kèm với chất lượng thì chi phí bảo dưỡng cho loại hanh xe máy này khá cao. 

2. Phanh tang trống

Phanh tang trống hay còn được gọi là phanh đùm. Loại phanh này thường được trang bị trên các dòng xe số phân giá rẻ hoặc những dòng xe máy đời cũ.

2.1. Cấu tạo 

Phanh tang trống gồm các phần cơ bản như: trống phanh, guốc phanh, má phanh và các bộ phận truyền lực khác. Cụ thể: 

  • Trống phanh 

Bộ phận này thường được làm bằng chất liệu gang, có hình trụ và chịu được mài mòn cũng như khả năng tản nhiệt tốt. Tuy nhiên, những loại phanh tang trống ngày nay dần dần được làm bằng hợp kim thép carbon để cho độ bền lâu hơn, khắc phục được nhược điểm dễ vỡ của gang. Phần trống phanh sẽ được gắn cố định vào trục xe và chuyển động theo vòng quay của bánh xe.  

  • Má phanh

Má phanh (lá bố) sẽ được dán hoặc vít cố định lên guốc phanh. Đây cũng là bộ phận dễ bị mài mòn nhất trong quá trình sử dụng xe.  

  • Guốc phanh

Thường được làm từ nhôm đúc và có trọng lượng nhẹ. Má phanh được cố định vào hai guốc phanh để tạo thành hình tròn nằm trong trống phanh.

2.2. Nguyên tắc vận hành

Phanh tang trống sẽ được lắp trực tiếp lên trục của xe máy với hai bố thắng hình vòng cung được ghép lại với nhau. Khi bạn bóp phanh, dây cáp sẽ tác động lên thanh điều chỉnh phanh, từ đó truyền lực tới ống phanh và pít-tông để ép chặt  má phanh và trống phanh để tạo ra lực ma sát. Lúc này, bánh xe sẽ giảm tốc độ quay và cuối cùng dừng hẳn. 

Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế cho loại phanh này khá thấp, tuy nhiên lực phanh lại không quá lớn. Do vậy, phanh tang trống thường được trang bị trên những loại xe có dung tích xi lanh thấp, thường dưới 150 cc. Do vậy, nó không phù hợp để sử dụng nếu bạn chạy xe ở tốc độ cao vì lực hãm phanh không đủ mạnh khiến xe có thể dừng ngay tức thì. 

So với phanh đĩa, phanh tang trống khó vệ sinh, bảo dưỡng hơn.

3. Một số thông tin liên quan đến phanh xe máy khác

PHANH XE MÁY VÀ TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT 3

3.1. Lưu ý khi sử dụng phanh

Thông thường, phanh đĩa được trang bị trên bánh trước của xe, còn phanh tang trống được trang bị trên bánh sau. Tuy nhiên, một số loại xe có dung tích xy-lanh lớn cũng được trang bị phanh đĩa cho cả bánh trước và sau của xe. 

Khi lái xe, bạn cần xác định rõ vị trí của phanh đĩa và phanh tang trống để có thể sử dụng hanh xe máy được hiệu quả nhất. 

Đối với xe số: Phanh sau thường ở vị trí cần đạp, còn phanh trước nằm ở tay thắng bên phải.

Đối với xe tay ga: Phanh sau sẽ ở tay thắng bên trái và phanh trước ở tay thắng bên phải.  

Không nên bóp chặt hanh xe máy trước (phanh đĩa) thay vào đó bạn hãy bóp phanh theo kiểu bóp-nhả để lực được tác động đều trên má phanh, tránh trường hợp xe bị khóa bánh. Đặc biệt, khi bạn di chuyển  trên những đoạn đường trơn trượt, bạn nên hạn chế sử dụng phanh trước mà thay vào đó là ưu tiên sử dụng phanh sau. Điều này giúp an toàn cho người lái cũng như tăng tuổi thọ cho phanh đĩa khi má và đĩa phanh giảm thiểu sự mài mòn.  

3.2. Công nghệ phanh phổ biến hiện nay

Để nâng cao an toàn cho người cầm lái, những công nghệ hỗ trợ phanh khẩn cấp, chống trượt cho bánh xe như phanh CBS, ABS đã ra đời. Đây gần như là một trang bị không thể thiếu trên những dòng xe máy hiện đại, đắt tiền hiện nay. 

  • Công nghệ phanh kết hợp CBS

Khi hệ thống phanh kết hợp với công nghệ CBS sẽ giúp người cầm lái chỉ cần sử dụng duy nhất một tay phanh để tác động lực trên cả bánh trước và bánh sau. Điều này sẽ giúp giảm quãng đường phanh, đồng thời làm giảm thiểu tình trạng trượt bánh khi bạn phanh gấp.  

Hầu hết những loại xe tay ga có phanh đĩa bánh trước và phanh tang trống bánh sau hiện nay được trang bị công nghệ phanh CBS.

  • Công nghệ chống bó cứng phanh ABS

Là một phiên bản nâng cấp của CBS, hanh xe máy ABS được thiết kế giúp xe không bị trượt bánh khi bạn phanh gấp hoặc khi di chuyển trên những cung đường trơn trượt. Hệ thống này được hoạt động theo nguyên tắc: Khi bạn bóp phanh gấp, hệ thống phanh sẽ được bóp-nhả liên tục giúp bánh xe không bị trượt khi người cầm lái bóp phanh đột ngột.  

Thông thường, công nghệ phanh ABS được lắp trên bánh trước của xe vì phanh đĩa có lực phanh lớn như Yamaha Grande bản Đặc biệt, Honda Winner X… Còn đối với những dòng xe cao cấp hơn sẽ được nhà sản xuất trang bị ABS cho cả bánh trước và bánh sau của xe để đảm bảo sự an toàn tối đa cho người cầm lái. Ví dụ: Honda SH hay Vespa GTS Super đời mới.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến phanh xe máy mà bạn cũng cần lưu ý trước khi mua xe máy, hay để tiện cho việc bảo trì xe máy. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu nâng cấp phanh lên ABS, hãy liên hệ ngay với Shop SH Sài Gòn để nhận được báo giá sớm nhất nhé!

Hotline : 0931.779.679 – 093.97.66266

Website : shopshsaigon.com

Email : inbox@shopshsaigon.com

Fanpage : fb.com/shopshsaigon

Dịch vụ được thực hiện bởi đội ngũ Chuyên Nghiệp tại Shop SH Sài Gòn

shopshsaigon.com Uy tín - Chuyên nghiệp - Chất lượng hàng đầu:

  • Lên đời SHVN 2012-2016 thành SHVN 2019, SH form Ý 2012.
  • Lên đời SH Ý Sport 2012 cho SH Ý 2002-2008, Ps, Dylan và @.
  • Sơn xe Chuyên nghiệp. Tân trang, sơn xi dọn nguyên xe.
  • Làm Bi cầu - Led Audi Chuyên nghiệp và Sáng tạo.
  • Dán keo xe bảo vệ, PPF và Đổi màu Chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm.
  • Phân phối dàn áo Sh Chính hãng và các Phụ kiện cao cấp.
  • Mọi sản phẩm dịch vụ đều được cam kết bảo hành chính hãng, cam kết về chất lượng và cam kết về thái độ phục vụ

Vui lòng đặt lịch hẹn trước hoặc cần tư vấn hỗ trợ qua thông tin dưới đây để được phục vụ chu đáo nhất.

Đánh giá từ người dùng post