Gặp trường hợp phanh xe máy không ăn chắc hẳn bạn sẽ rất lo lắng. Vậy để hạn chế gặp phải trường hợp như vậy khi đang lưu thông trên đường thì bạn nên làm gì?
Phanh xe máy là bộ phận rất quan trọng của xe máy. Nói một cách ngắn gọn, công dụng chính của bộ phận này là giúp xe giảm tốc và dừng lại tùy thuộc vào nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, nếu chẳng may phanh của xe bất ngờ gặp sự cố ngoài ý muốn thì sẽ gây ra những hậu quả khó mà lường trước được.
Vậy làm thế nào để nhận biết được phanh xe máy của bạn đang không ăn?
1. Dấu hiệu nhận biết phanh xe máy không ăn
1.1. Đối với phanh đĩa
Khi bạn đã bóp phanh tay hoặc đạp phanh chân nhưng xe lại hãm tốc rất chậm hoặc cảm giác lúc đạp thắng rất nhẹ, xe vẫn tiếp tục chuyển động như bình thường mà không hề giảm tốc độ hay dừng lại. Lúc này, đó chính là dấu hiệu cho thấy phanh xe của bạn đã không còn ăn nữa.
Nguyên nhân là do má phanh hoặc đĩa phanh bị dính chất bôi trơn. Với xe nhỏ dễ bị đổ dầu phuộc hoặc dầu phanh rỉ ra dính vào. Trường hợp còn lại là do người sử dụng không bảo dưỡng hoặc đến hạn thay thế cupen, đổ dầu sai quy định khiến cho áp suất trong tổng phanh trên khiến má phanh không đủ lực ép lên đĩa phanh.
1.2. Đối với phanh tang trống
- Phanh không ăn: Là hiện tượng khi bạn bóp phanh rất mạnh nhưng thấy xe giảm tốc rất chậm hoặc không hề giảm. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do má phanh đã quá mòn nhưng không được điều chỉnh tăng hoặc đã tăng hết giới hạn. Đó còn có thể là do má phanh bị trơ lì, dầu mỡ dính nhiều trên bề mặt phanh cũng khiến phanh gặp hiện tượng này.
- Phanh bị kêu: Hầu hết những tiếng kêu xuất phát từ phanh cơ đều cần được kiểm tra ngay, nguyên nhân có thể là do má phanh bị trơ lì gây trượt khi phanh, cát hoặc nước vào má phanh, trục quả đào bị mòn, bề mặt làm việc của nòng may-ơ bị xước.
- Nặng phanh: Hiện tượng này chủ yếu thường gặp ở phanh cơ bánh trước do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu.
- Bó phanh: Đây là hiện tượng sau khi bạn nhả phanh nhưng má phanh không tách ra khỏi bề mặt tang phanh. Nguyên nhân là do lò xo hồi vị phanh yếu, trục quả đào mòn không đều hoặc khô dầu, bề mặt của tang trống bị mòn thành rãnh sâu hoặc má phanh quá mòn, khi đạp phanh quả đào quay 90 độ không có khả năng tự hồi về.
- Ngoài ra, khi xe mới rửa xong, đi mưa về để qua đêm cũng dễ dẫn đến hiện tượng mút phanh khi đạp, gây bó cứng.
2. Nên làm gì khi phanh xe máy không ăn
Để lưu thông trên đường an toàn, đối với mỗi loại phanh sẽ có những cách khắc phục khác nhau.
2.1. Đối với phanh đĩa
Cách khắc phục duy nhất đối với phanh đĩa không ăn đó là ra các cửa hàng sửa chữa xe máy để thợ sửa chữa kiểm tra và thay thế bộ má phanh mới.
2.2. Đối với phanh tang trống
Đối với loại phanh này, cách khắc phục đơn giản nhất là tự căn chỉnh và giúp phanh ăn trở lại. Đầu tiên bạn nên bóp phanh trước và nhân phanh sau để kiểm tra độ mòn của phanh rồi tiến hành căn chỉnh.
Tiếp theo đưa tuốc nơ vít vào vị trí cần giữ phanh đẩy nhẹ tuốc nơ vít xuống phía bên dưới để cà phanh đưa về phía trước, lúc này ốc chỉnh phanh sẽ lồi ra ngoài. Sau đó bạn vặn ốc theo chiều kim đồng hồ sao cho phù hợp. Rồi bóp thử phanh tay xem được chưa nếu chưa có thể căn chỉnh thêm.
Chú ý: Không nên vặn ốc chỉnh phanh quá chặt vì sẽ làm phanh bị bó cứng, vừa vặn vừa phải thử phanh để đảm bảo an toàn.
3. Lưu ý khi sử dụng phanh xe máy
Sau đây là một số lưu ý giúp bạn lưu thông an toàn trên đường.
- Khi phanh trọng lượng của xe sẽ dồn về phía trước làm tăng tải trọng lên bánh xe trước có nghĩa là khi phanh lực ma sát của bánh trước lớn hơn bánh sau. Việc sử dụng riêng phanh trước sẽ tạo ra lực ma sát lớn, đặc biệt khi phanh chết bánh xe trước có thể làm văng xe, bị đổ xe rất nguy hiểm. Còn nếu chỉ sử dụng phanh sau thì lực ma sát yếu hơn do đó xe sẽ trượt dài hơn khi phanh. Vì vậy, bạn phải kết hợp sử dụng cả 2 phanh sau và trước cùng lúc để đạt được hiệu quả phanh cao nhất cho bất cứ loại đường nào. Không nên phanh chết bánh xe vì sẽ làm xe bị văng đi do thiếu lực ma sát.
- Người điều khiển nên phanh khi xe đang đi thẳng và xe không nghiêng, không nên phanh khi xe đang vòng rẽ tránh xe bị đổ ngã gây tai nạn.
- Trọng lượng càng nặng thì càng nên hạn chế phanh gấp, nên dùng phanh sau thắng từ từ rồi dùng đến phanh trước.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng phanh xe máy không ăn và cách xử lý khi phanh xe máy không còn ăn như trước. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hay có nhu cầu kiểm tra phanh xe máy định kỳ, hãy liên hệ ngay với Shop SH Sài Gòn để nhận nhiều ưu đãi nhé.
Hotline : 0931.779.679 – 093.97.66266
Website : shopshsaigon.com
Email : inbox@shopshsaigon.com
Fanpage : fb.com/shopshsaigon
Dịch vụ được thực hiện bởi đội ngũ Chuyên Nghiệp tại Shop SH Sài Gòn
shopshsaigon.com Uy tín - Chuyên nghiệp - Chất lượng hàng đầu:
- Lên đời SHVN 2012-2016 thành SHVN 2019, SH form Ý 2012.
- Lên đời SH Ý Sport 2012 cho SH Ý 2002-2008, Ps, Dylan và @.
- Sơn xe Chuyên nghiệp. Tân trang, sơn xi dọn nguyên xe.
- Làm Bi cầu - Led Audi Chuyên nghiệp và Sáng tạo.
- Dán keo xe bảo vệ, PPF và Đổi màu Chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm.
- Phân phối dàn áo Sh Chính hãng và các Phụ kiện cao cấp.
- Mọi sản phẩm dịch vụ đều được cam kết bảo hành chính hãng, cam kết về chất lượng và cam kết về thái độ phục vụ
Vui lòng đặt lịch hẹn trước hoặc cần tư vấn hỗ trợ qua thông tin dưới đây để được phục vụ chu đáo nhất.
- 55A Nguyên Hồng, P.11, Quận Bình Thạnh, HCM
- Hotline : 0939766266 - 0931779679
- Website : shopshsaigon.com
- Email : inbox@shopshsaigon.com
- Fanpage : fb.com/shopshsaigon